Yeltsin và sự tan rã của Liên Xô Lịch_sử_Liên_Xô_(1985–1991)

Bài chi tiết: Liên Xô tan rã
Các nước cộng hoà hậu Xô viết theo thứ tự bảng chữ cái:
1. Armenia, 2. Azerbaijan, 3. Belarus, 4. Estonia,
5. Gruzia, 6. Kazakhstan, 7. Kyrgyzstan,8. Latvia,
9. Litva, 10. Moldova, 11. Nga,12. Tajikistan,
13. Turkmenistan, 14. Ukraina,15. Uzbekistan

Gorbachev lên án Boris Yeltsin, kẻ đối địch cũ của ông ta và là tổng thống đầu tiên của nước Nga, đã xé tan đất nước với một mong muốn tăng cường quyền lợi cá nhân.

Vào ngày 7 tháng 2 năm 1990, Uỷ ban Trung ương đảng cộng sản Liên bang Xô viết đồng ý từ bỏ tình trạng độc quyền quyền lực. Các nước cộng hoà bắt đầu đòi chủ quyền của họ với Moscow, và đã bắt đầu một "cuộc chiến tranh pháp luật" với chính phủ trung ương Moscow, trong đó các chính phủ các nước cộng hoà chối bỏ một pháp chế tập hợp toàn bộ ở điểm nó xung đột với các luật lệ địa phương, đòi hỏi quyền kiểm soát các nền kinh tế của họ và từ chối trả thuế cho chính phủ trung ương Moscow. Cuộc tranh chấp này gây ra sự chuyển chỗ của kinh tế, khi các đường cung cấp trong nền kinh tế bị phá vỡ, và gây hậu quả nền kinh tế Xô viết suy sụp hơn nữa.

Gorbachev tung ra những cố gắng vô vọng và bất hạnh cuối cùng nhằm xác nhận quyền kiểm soát, đặc biệt đối với các nước cộng hoà vùng Baltic, nhưng quyền lực và uy quyền của chính phủ trung ương đã hoàn toàn và không thể bị đảo ngược xói mòn.

Ngày 11 tháng 3 năm 1990 Litva, dẫn đầu bởi vị chủ tịch Hội đồng tối cao mới được bầu là Vytautas Landsbergis, tuyên bố độc lập và thông báo rằng họ đã bị kéo ra khỏi Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, Hồng quân có sự hiện diện mạnh mẽ ở Litva. Liên bang Xô viết khởi đầu một cuộc phong toả kinh tế Litva và giữ các đội quân ở đó nhằm "giữ quyền lợi của những người Nga".

Ngày 13 tháng 1 năm 1991 xung đột giữa quân đội Xô viết và những người dân thường Litva không vũ khí đã xảy ra dẫn tới cái chết của 13 người và nhiều người bị thương. Điều này càng làm suy yếu tính hợp pháp của Liên bang Xô viết, cả trên trường quốc tế và bên trong.

Ngày 30 tháng 3 năm 1990, chỉ 19 ngày sau khi Litva tuyên bố độc lập, Hội đồng tối cao Estonia tuyên bố quyền lực của Xô viết ở Estonia từ 1940 là bất hợp pháp, và đã bắt đầu một quá trình nhằm tái lập Estonia là một nước độc lập.

Ngày 17 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, 78% dân chúng đồng ý duy trì Liên bang Xô viết dưới một hình thức mới. Các nước Baltic, Armenia, Gruzia và Moldova tẩy chay cuộc trưng cầu. Trong mỗi nước trong số chín nước cộng hoà, đa phần cử tri ủng hộ duy trì Liên bang Xô viết.Tháng 6 năm 1991, các cuộc bầu cử trực tiếp được tiến hành để bầu chức Tổng thống nước Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Ứng cử viên dân tuý Boris Yeltsin, người thường đưa ra các chỉ trích nhắm vào Mikhail Gorbachev thắng 57% số phiếu, đánh bại ứng cử viên yêu thích của Gorbachev là cựu chủ tịch Nikolai Ryzhkov với chỉ 16% số phiếu.

Vụ đảo chính tháng 8

Xe tăng trên Quảng trường Đỏ trong cuộc đảo chính năm 1991

Phải đối mặt với chủ nghĩa ly khai từ các nước cộng hoà, Gorbachev đã cố gắng tái cấu trúc Liên bang Xô viết thành một nhà nước ít tập trung hơn. Ngày 20 tháng 8 năm 1991 các nước cộng hoà đã ký một hiệp ước, biến họ thành các nước độc lập trong một liên bang với một tổng thống chung, chính sách ngoại giao và quân sự chung. Hiệp ước mới được các nước vùng Trung Á rất ủng hộ, bởi vì họ cần quyền lực kinh tế và thị trường của Liên bang Xô viết để trở nên thịnh vượng. Tuy nhiên những nhà cải cách triệt để hơn ngày càng tin rằng một cuộc chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế thị trường là cần thiết và mong muốn được thấy sự tan rã của Liên Xô nếu điều đó là cần thiết để thực hiện các mục tiêu của họ. Sự tan rã của Liên Xô cũng được đồng thuận và mong muốn của các chính quyền địa phương như chức vụ của tổng thống Yeltsin, để thành lập quyền lực toàn bộ đối với lãnh thổ của họ. Trái ngược với sự lãnh đạm của những nhà cải cách về việc đạt tới một hiệp ước, những người bảo thủ và những người còn yêu mến Liên Xô, vẫn còn mạnh bên trong Đảng Cộng sản và quân đội hoàn toàn chống đối bất kỳ điều gì có thể gây hại tới nhà nước Xô viết.

19 tháng 8 năm 1991, Phó tổng thống của Gorbachev, Gennadi Yanayev, Thủ tướng Valentin Pavlov, Bộ trưởng quốc phòng Dmitriy Yazov, Giám đốc KGB Vladimir Kryuchkov, và một số quan chức cao cấp khác hành động để ngăn chặn dấu hiệu của một hiệp ước liên bang bằng cách dựng lên "Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp." "Uỷ ban" đặt Gorbachev (đang trong kỳ nghỉ tại Krym) trong tình trạng giam giữ tại gia và cố gắng khôi phục nhà nước liên bang. Những nhà lãnh đạo đảo chính nhanh chóng đưa ra một sắc lệnh khẩn cấp đình chỉ hoạt động chính trị và cấm đa phần báo chí.

Trong khi những người tổ chức đảo chính chờ đợi một số ủng hộ của dân chúng cho những hành động của họ, thì tình cảm của dân chúng Moscow đa phần là chống lại họ. Hàng nghìn người xuống đường để bảo vệ "Nhà Trắng" (văn phòng của Yeltsin), lúc đó là cái ghế tượng trưng cho chủ quyền Nga. Những người tổ chức tìm cách bắt giữ nhưng hoàn toàn vô vọng Yeltsin, người tuần hành những cuộc chống đối lớn đảo chính.

Sau những ngày đó, vào 21 tháng 8 vụ đảo chính sụp đổ, những người tổ chức bị bắt giam và Gorbachev quay trở lại làm tổng thống Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, lúc đó quyền lực của Gorbachev đã bị thoả hiệp một cách chết người bởi vì không cơ cấu quyền lực tại bất kỳ một nước cộng hoà nào và ngay cả nước Nga còn nằm trong tay ông.

Hậu quả của cuộc đảo chính

Trong suốt mùa hè năm 1991, chính phủ Nga dần thay thế chính phủ liên bang, từ từ từng bộ. Tháng 11 năm 1991, Yeltsin ra một nghị định cấm Đảng Cộng sản Liên xô trên toàn bộ cộng hoà Nga. Vì thế, nhiều đảng viên cộng sản cũ từ bỏ Đảng Cộng sản để đổi lấy các vị trí trong các cơ cấu của chính phủ mới.

Sau vụ đảo chính, các nước cộng hoà Xô viết tăng tốc quá trình độc lập, từng nước một tuyên bố chủ quyền. Các chính quyền địa phương của họ bắt đầu nắm lấy tài sản liên bang trên lãnh thổ của mình. Ngày 6 tháng 9 năm 1991, chính phủ Liên Xô công nhận nền độc lập của ba nước cộng hoà Baltic, mà các cường quốc phương Tây luôn cho là có chủ quyền. Sau đó ngày 6 tháng 12 năm 1991, Ukraina tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Xô viết sau một cuộc trưng cầu dân ý với hơn 90% người dân ủng hộ độc lập. Khi đó, trong trận chiến quyền lực, ngày 18 tháng 10 Gorbachev và các đại diện của 8 nước cộng hoà (không bao gồm Azerbaijan, Gruzia, Moldova, Ukraina, và các nước cộng hoà vùng Baltic) ký một thoả thuận về việc thành lập một cộng đồng kinh tế mới.

Trong lúc đó, tình hình kinh tế Liên Xô tiếp tục xấu đi. Tới tháng 12 năm 1991, tình trạng thiếu hụt lương thực mở miền trung nước Nga đã dẫn tới việc phân phối lương thực theo tem phiếu ở vùng Moscow lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Trước một sự sụp đổ không thể tránh khỏi, Tổng thống Liên Xô Gorbachev và chính phủ của ông vẫn tiếp tục phản đối các cải cách kinh tế thị trường như chương trình "500 Ngày" của Yavlinsky. Để phá vỡ sự phản đối của Gorbachev, Yeltsin quyết định giải tán Liên Xô theo Hiệp ước Liên bang năm 1922 và theo đó loại bỏ Gorbachev cùng chính phủ Xô viết khỏi quyền lực. Hành động này được ủng hộ mạnh mẽ từ các chính phủ Ukraina và Belarus, là những bên tham gia Hiệp ước năm 1922 cùng với Nga.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Liên_Xô_(1985–1991) http://rt.com/news/ussr-collapse-economic-reunion-... http://rt.com/news/ussr-collapse-world-secure-645/ http://www.brookings.edu/press/Books/2007/collapse... http://psi.ece.jhu.edu/~kaplan/IRUSS/BUK/GBARC/buk... http://www.4020.net/eastbloc/ http://www.aei.org/issue/25991 http://www.electionguide.org/elections/id/2694/ http://simon31.narod.ru/syndromeofsocialism.htm http://www.sgu.ru/rus_hist/people/?pid=226 http://www.bbc.co.uk/history/worldwars/coldwar/sov...